CẤU TẠO CỦA MÁY TỜI ĐIỆN & NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỜI ĐIỆN HEWLONG

CẤU TẠO CỦA TỜI ĐIỆN

Những chiếc tời nâng hạ bằng điện có thể giúp bạn dễ dàng di chuyển hàng hóa nhưng nó lại có cấu tạo vô cùng đơn giản. Bất kì một chiếc máy tời điện nào cũng sẽ có cấu tạo chính gồm những bộ phận sau :

1. Tang Cuốn Của Tời Điện

Tang cuốn hay còn được gọi là trống cuộn là một bộ phận không thể thiếu của những chiếc tời điện. Tang cuốn tời điện thường có dạng hình trụ, được thiết kế phù hợp với công việc cuốn dây cáp và nâng hạ vật nặng.

Tang sẽ quay để thu hoặc thả dây cáp trong quá trình tời điện hoạt động. Trống cuộn của tời điện là bộ phận cuốn dây cáp chịu lực kéo và áp lực của vật nâng hạ.

2. Động Cơ Của Máy Tời

Bộ phận không thể thiếu của bất kì chiếc máy tời điện nào chính là phần động cơ của nó. Động cơ điện của máy tời điện chịu trách nhiệm làm nguồn nhiên liệu để tạo lực nâng cuốn nhả cáp tải trên tang cuốn nhằm nâng hạ vật nặng hoặc hàng hóa.

Động cơ điện hay mô tơ tời đóng vai trò như bộ phân truyền lực cho máy tời hoạt động, có thể là động cơ dùng điện 1 pha hoặc động cơ dùng điện 3 pha. Đông cơ điện của những chiếc máy tời là bộ phận quyết định tới tuổi thọ và hiệu suất làm việc của máy.

3. Phanh Hãm ( Bộ Giảm Tốc ) Của Máy Tời

Bộ giảm tốc của những chiếc máy tời điện đóng vai trò như một chiếc phanh. Bạn có thể tăng hoặc giảm tốc độ vòng xoay của các bánh răng bên trong động cơ của máy và biến nó thành mô men chuyển động xoắn thông qua bộ giảm tốc này.

Bộ giảm tốc tời điện còn có tên gọi khác là hộp số tời điện, tại đây bạn có thể kiểm soát tốc độ nâng hạ hàng hóa của những chiếc tời điện.

4. Hệ Thống Dây Cáp Chắc Chắn

Dây cáp máy tời là một bộ phận không thể thiếu của máy tời. Dây cáp tời điện ( Wire Rope ) là những sợi dây được làm từ thép cao cấp chắc chắn và bên bĩ bên ngoài được phủ một lớp kẽm chống gỉ sét nên có thể chịu được tải trọng lớn của các hàng hóa hay vật nặng.

Độ dày của những sợi dây cáp máy tời điện sẽ tùy thuộc vào loại máy và không cố định và đây chính là bộ phận chịu lực kéo chính trong quá trình máy tời điện hoạt động.

5. Móc Treo Tời Điện

Móc treo của những chiếc máy tời điện có nhiều loại. Móc treo của máy tời được nối trực tiếp với dây cáp, dùng để treo và móc vào vật hay hàng hóa để tiến hành nâng hạ, kéo hàng. Đa số móc cẩu có thể xoay 360 độ để có thể dễ dàng móc vào hàng hóa giúp chúng ta nâng hàng thuận tiện hơn.

Móc treo tời điện có nhiều tên gọi khác nhau như móc cẩu tời điện, móc treo hàng, móc tải,… nhưng tất cả chúng chỉ là một và có một nhiệm vụ duy nhất là móc hàng để nâng hạ.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TỜI ĐIỆN

Những chiếc máy tời hoạt động theo nguyên lý đơn giản dưới đây. Cụ thể quá trình và nguyên lý hoạt động của máy tời điện diễn ra gồm 3 quá trình :

1. Cung Cấp Điện Cho Máy

Khi bạn khởi động máy là bạn đã cung cấp cho máy tời một mức hiệu điện thế. Bất cứ sản phẩm nào cũng phải cần có nhiên liệu mới có thể hoạt độgn được, tời điện cũng vậy. Máy tời điện sử dụng nguồn điện dân dụng 220V hoặc 380V điện công nghiệp để hoạt động. Bạn cần cung cấp đúng mức hiệu điện thế cho máy để máy có thể hoạt động tốt nhất.

2. Các Bộ Phận Của Máy Hoạt Động

Sau khi đã nhận được mức hiệu điện thế phù hợp thì những chiếc tời điện bắt đầu hoạt động và các bộ phận bên trong của nó cũng hoạt động theo. Đầu tiên là tang cuốn sẽ cuốn thả dây cáp, hộp số tời điện có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng để cho tang cuốn hoạt động, tang cuốn thì kéo thả dây cáp, dây cáp sẽ được nối với móc cẩu, móc cẩu thì sẽ móc vào hàng hóa, toàn bộ quá trình hoạt động diễn ra đồng bộ và đồng nhất có thứ tự để nâng hạ hoặc di chuyển hàng hóa.

3. Hàng Hóa Vật Liệu Được Nâng Hạ

Sau khi hàng hóa hoặc vật liệu của bạn được kết hợp với móc cẩu của tời điện sẽ được hệ thống nâng hạ lên xuống dễ dàng. Tùy vào trọng lượng của hàng hóa hay vật liệu mà bạn chọn cho mình những chiếc máy tời điện có tải trọng tương ứng.

Nguồn bài viết : https://hewlong.com/toi-dien/

Last updated